Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh Gà Rù Là Gì? Tổng Hợp 4 Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Bệnh Gà Rù

Bệnh gà rù hay còn gọi là Newcastle, là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với gia cầm. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe đàn gà. Hãy cùng GA179 tìm hiểu rõ hơn cũng như cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ đàn gà của bạn ngay sau đây!

Giới thiệu đôi nét thông tin về bệnh gà rù

Để hiểu thêm về căn bệnh này, cùng điểm qua thông tin giới thiệu đôi nét về nguyên nhân cũng như những dấu hiệu ngay nhé!

Bệnh gà rù là gì?

Newcastle hay còn gọi là gà rù hoặc tân thành gà, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm đối với gia cầm. Hình thành do virus Newcastle gây ra, lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp giữa các con vật. Diễn biến có thể rất nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ chết của đàn gà có thể lên tới 100%, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù hoặc tân thành gà
Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù hoặc tân thành gà

Nguyên nhân gây bệnh gà rù Newcastle

Gây ra bởi virus Newcastle, đây là loại virus RNA thuộc họ Paramyxoviridae, có khả năng lây nhiễm rất cao và gây chết hàng loạt gia cầm nếu không được phòng trị kịp thời. Chúng có thể tấn công nhiều loại gia cầm khác nhau như gà, vịt, ngan, ngỗng… và không phân biệt giống loài, từ gà ta, gà công nghiệp, gà đá đến các giống đặc sản.

Tổng hợp những biểu hiện của bệnh gà rù

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, tuy nhiên có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào độc lực của virus và sức đề kháng, với 3 thể chính:

  • Thể quá cấp tính: Đây là thể bệnh nặng nhất, thường xảy ra ở đầu ổ dịch, gà bệnh sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, khó thở và chết rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ.
  • Thể cấp tính: Thể bệnh này phổ biến hơn, gà bệnh có các triệu chứng như:
    • Rối loạn hô hấp: Khó thở, thở khò khè, hắt hơi, chảy nước mũi.
    • Rối loạn thần kinh: Đi loạng choạng, đầu nghiêng, liệt cánh, co giật.
    • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy phân xanh hoặc phân có lẫn máu.
  • Thể mạn tính: Thể bệnh này thường xảy ra ở những con gà sống sót sau giai đoạn cấp tính, có các triệu chứng như: Giảm đẻ, trứng vỏ mềm, tinh trùng kém chất lượng, gà con nở ra yếu ớt hoặc dị hình,…

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh gà rù

Bệnh là mối đe dọa lớn đối với đàn gà, đặc biệt là về tốc độ lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao. Khi gà nhiễm bệnh, thường diễn biến rất nhanh, có thể gây ra tử vong hàng loạt, nhất là đối với đàn gà nhỏ, dẫn đến hậu quả:

Bệnh là mối đe dọa lớn đối với đàn gà, đặc biệt là về tốc độ lây lan
Bệnh là mối đe dọa lớn đối với đàn gà, đặc biệt là về tốc độ lây lan
  • Giảm sản lượng và chất lượng trứng: Gà đẻ bị giảm sản lượng trứng đáng kể, chất lượng trứng cũng suy giảm rõ rệt với nhiều biểu hiện như hình dạng bất thường, trứng non, vỏ trứng sần sùi và dễ vỡ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của gà: Chúng thường bị chậm lớn, trọng lượng giảm, thậm chí có thể bị mù vĩnh viễn do mắt phù nề.
  • Giảm năng suất: Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, không còn nhanh nhẹn như trước, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Tổng hợp những cách phòng bệnh gà rù hiệu quả

Nhằm hạn chế tình trạng bệnh lây lan cũng như những vấn đề phát sinh khác, cùng điểm qua cách phòng hiệu quả sau đây: 

Vệ sinh chuồng trại

Cần thực hiện định kỳ các biện pháp như: Vệ sinh, khử trùng, sát trùng chuồng trại cũng như các dụng cụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc trộn chất độn chuồng cùng với men vi sinh sẽ giúp hút ẩm, giảm khí độc và ức chế mầm bệnh.

Ngoài ra, thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài, cần kiểm soát chặt chẽ việc ra vào trang trại và cách ly gà mới nhập về trong 10 ngày.

Phòng bệnh gà rù bằng vaccine

Hiện nay, vaccine nhược độc được sử dụng phổ biến nhờ khả năng bảo hộ đàn gà tốt và dễ dàng sử dụng (cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi). Việc tiêm phòng nên được thực hiện sớm từ 5 – 10 ngày tuổi để tăng cường khả năng miễn dịch cho gà con khi kháng thể mẹ truyền cho gà con bắt đầu giảm.

Sau đó, cần tiêm nhắc lại vaccine sau 10 – 14 ngày để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, do khả năng sản sinh miễn dịch kém hơn.

Những cách phòng bệnh gà rù hiệu quả, phổ 
Những cách phòng bệnh gà rù hiệu quả, phổ

Sử dụng thuốc bổ trong nuôi gà

Thuốc bổ giúp gà tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường, đồng thời thúc đẩy quá trình lớn nhanh và giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn (FCR). Một số loại thuốc bổ thường được sử dụng như vitamin C, A, D, E, K, Lesthionin (bổ thận), điện giải Bcomplex,… Việc sử dụng thuốc bổ đúng cách sẽ giúp đàn gà khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

Trị bệnh Newcastle bằng thuộc đặc trị bệnh gà rù

Tuy nhiên, hiện nay đã có thuốc đặc trị bệnh Newcastle với hiệu quả cao hơn, tỷ lệ chết giảm xuống còn 5-20%. Khi phát hiện gà mắc bệnh, việc sử dụng kháng thể Newcastle ngay lập tức là vô cùng quan trọng.

Kháng thể này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giúp gà hồi phục nhanh chóng. Do đó, việc chẩn đoán chính xác và kịp thời bệnh của gà là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị và giảm thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Xem thêm: Bệnh Giun Sán Ở Gà – Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Kết luận

Phòng bệnh luôn là giải pháp tối ưu để đảm bảo sức khỏe và năng suất cho đàn gà của bạn. Hy vọng với những thông tin chi tiết về bệnh gà rù và các cách phòng bệnh hiệu quả mà GA179 đã chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng áp dụng và đạt được hiệu quả tốt nhất trong chăn nuôi. Đừng quên theo dõi GA179 để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!